10 dấu hiệu cho thấy trẻ đang quá căng thẳng

"Căng thẳng, mệt mõi quá. Ước gì được nghỉ làm vài ngày đi chơi nhỉ". Có thể thỉnh thoảng bạn thường thốt lên những lời này, và bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa khi vô tình nghe con bạn than phiền "mệt mõi". Tin tốt đó là, sự căng thẳng thần kinh (stress) ở mức độ thấp có thể có lợi: nó giúp thúc đẩy khả năng phục hồi, mài dũa khả năng tập trung tinh thần, và gia tăng nỗ lực để thành công.

Mặt khác, stress cường độ cao và kéo dài tạo ra hormone căng thẳng cortisol dẫn lên não. Khi não bị ngộp bởi hóc môn cortisol trong một khoảng thời gian dài, những chức năng của não có thể bị phá hủy. Ở trẻ em, stress kéo dài có thể làm giảm chỉ số IQ và giảm chất trắng trong não (phần này của não ảnh hưởng đến việc học). Stress không được phát hiện kịp thời và không được quan tâm có thể sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi đối với bộ não đang phát triển của trẻ.


Học sinh lớn tuổi có thể có khả năng nhận ra khi nào chúng quá căng thẳng - nhưng không phải lúc nào chúng cũng yêu cầu sự giúp đỡ. Những  học sinh nhỏ tuổi hơn thì chưa đủ nhận thức để nhận ra stress. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy trẻ đang quá căng thẳng, stress đáng báo động mà bạn cần nhận thấy ở trẻ, để có thể kịp thời động viên, cũng như đưa ra phương án xử lý, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mệt mõi.

1. Những thay đổi trong việc thèm ăn. Trong ngắn hạn, stress làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Nhưng stress kéo dài có tác dụng ngược lại. Sự căng thẳng trong dài hạn tiết ra cortisol, làm gia tăng sự thèm ăn (thường gây nên sự thèm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, có đường).
2. Rút lui khỏi những hoạt động và bạn bè. Stress có thể khiến trẻ rời xa những người chúng thương hoặc những vật mà chúng thích trước đây – trẻ có thể sẽ cảm thấy bị mất động lực hoặc chúng tự thấy mình chưa đủ tốt.
3. Cáu gắt và thiếu kiên nhẫn. Trẻ đối phó với áp lực và những căng thẳng cao độ bằng việc thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ. Không biết làm thế nào để đối phó với những cảm xúc này, trẻ thường trở nên buồn rầu và đả kích những người xung quanh.
4. Tè dầm. Căng thẳng không làm trẻ tè dầm, nhưng một số biểu hiện của stress - muốn cảm thấy thoải mái hơn bằng cách ăn đồ ăn nhẹ vị mặn (snack vị mặn thường làm cơ thể trữ nước nhiều hơn) và thiếu ngủ cũng có thể làm cho việc tè dầm tồi tệ hơn ở một đứa trẻ thường hay gặp vấn đề.
5. Các vấn đề về giấc ngủ. Stress  thường làm cho tâm trí trẻ áp lực và mệt mỏi. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, ác mộng, trẻ không muốn ngủ hoặc cố gắng ngủ bằng cách chui vào giường của cha mẹ.
6. Trẻ muốn nghỉ học. Trẻ thường đến gặp y tá trường học  và / hoặc trẻ phàn nàn rằng "cảm thấy  bệnh" vào buổi sáng và muốn được phép ở nhà không đến trường là những triệu chứng của stress. Một biểu hiện đáng báo động đó là trẻ cố gắng rời khỏi trường vào ngày thi quan trọng.
7. Những biểu hiện trẻ khóc một cách bất thường và khó giải thích. Stress gây ra sự thất vọng và chán nản. Trẻ nhỏ hơn đặc biệt có thể phản ứng với sự thất vọng này bằng cách bật khóc.
8. Đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa. Phản ứng  chống lại- hoặc-bỏ chạy gây ra bởi sự căng thẳng do gia tăng  hóc môn adrenaline là nguyên nhân làm cho cơ thể phản ứng lại với sự nguy hiểm. Năng lượng được chuyển hướng từ những chức năng "không cần thiết" như cơ quan tiêu hóa đến tim và các cơ.
9. Quá lo lắng và suy nghĩ tiêu cực. Đối với những học sinh  độ tuổi lớn hơn, những câu hỏi thường xuyên như "Nếu tôi không vào một trường đại học tốt thì sao?" Hoặc "Điều gì xảy ra nếu tôi không tham gia vào Ban danh dự?"  có thể là những dấu hiệu căng thẳng trong việc học.
10. Điểm số giảm. Thông thường, stress là do lịch học quá tải  hoặc do theo học  các lớp  vượt quá khả năng của trẻ. Điểm số bị ảnh hưởng là một hậu quả của stress.

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ bớt căng thẳng?

Bước đầu tiên trong việc giúp đỡ trẻ đối phó với stress đó là nhận ra những triệu chứng. Trẻ càng thể hiện nhiều triệu chứng như đã đề cập ở trên, trẻ sẽ càng có thể bị stress nhiều hơn. Hãy dành thời gian trò chuyện riêng với trẻ, lắng nghe trẻ và cùng nhau tìm ra giải pháp. Nếu con bạn tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, điều đó có giúp ích gì cho trẻ hơn không? Con đường học vấn của trẻ có đang trở nên gian nan và khắt khe quá không?

Hãy xem xét việc nhờ đến trợ giúp của một người trị liệu hoặc tư vấn viên ở trường học. Đôi khi trẻ em lại cởi mở nhiều hơn với những ai không phải là cha mẹ. Và hãy khuyến khích con bạn vận động cơ thể nhiều hơn nếu trước đây chúng ít tập thể dục. Tập thể dục, tập võ thuật, tham gia các hoạt động thể hình, leo núi nhân tạo và các hoạt động khác giúp giảm các hormone gây căng thẳng và làm gia tăng những chất hóa học tạo nên cảm giác tốt và dễ chịu có tên gọi là endorphins.


Nếu bạn nghĩ rằng môi trường học đường của con bạn đang gây ra stress cho chính chúng, hãy cân nhắc xem xét các lựa chọn thay thế. Những trường học trực tuyến cho phép học sinh tiếp thu một nền giáo dục nhiều thử thách trong khi vẫn tận hưởng được những lợi ích từ việc học ở nhà.