Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?

Chiều cao của chúng ta phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sơ sinh, giai đoạn dưới 3 tuổi & giai đoạn dậy thì. Chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó gen di truyền chiếm khoảng gần 23%, chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ảnh hưởng hơn 70% và quyết định chiều cao của bé sau này.
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?

Độ tuổi phát triển chiều cao là bao nhiêu ?

  • Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển nhanh, chiều cao trẻ 1 tuổi đó gấp rưỡi chiều cao lúc mới đẻ.
  • Từ 1 tuổi đến 10 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. 
  • Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh. Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9 – 11 tuổi đối với nữ và 12 – 14 tuổi đối với nam. Lứa tuổi này chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. 
  • Khi đến tuổi dậy thì (*) sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. 
  • Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng.
  • Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.
(*) Tuổi dậy thì : 12 – 13 đối với nữ và 15 – 16 đối với nam

Chính vì vậy, gần đây người ta đã thừa nhận cách tiếp cận mới là cần thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm, chăm sóc cho các bé gái từ học sinh, từ tuổi vị thành niên cho đến trước khi có thai. Đồng thời trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao

Gen di truyền

Chiều cao của bé thường được bị ảnh hưởng hoặc di truyền theo gen của bố hoặc của mẹ. Yếu tố này chiếm 23% và khó có thể can thiệp để tăng chiều cao cho trẻ.

Dinh dưỡng

Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe. Thực tế cho thấy, sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?
Chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt... là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao nên cho trẻ ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.

Môi trường sống

Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

Do đó, cần chọn một môi trường sống trong sạch, lành mạnh, không ồn ào để trẻ có thể phát triển tối đa và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?

Tập luyện thể dục thể thao

Các bậc cha mẹ ngày nay chăm sóc con quá kỹ: không cho con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, trẻ ít vận động ngoài trời và ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính. Không được vận động làm bé không thể phát triển về chiều cao, ngoại hình, thể lực và sức khỏe.

Để giúp bé phát triển chiều cao, hãy cho trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. vừa có tác dụng tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. vừa có tác dụng tăng chiều cao cho trẻ, đặc biệt là các bộ môn như bơi lội, leo núi nhân tạo, chạy bộ, đạp xe, hay tập xà đơn...
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?

Thói quen sinh hoạt

Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ 21 giờ, 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn. Một vài gia đình thường có thói quen ngủ muộn, rút ngắn giấc ngủ sâu của bé, khiến bé không thể phát triển chiều cao một cách tối đa.
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ là bao nhiêu?
Nắm vững các độ tuổi phát triển chiều cao của bé, cũng như các yếu tố ảnh hưởng và góp phần thúc đẩy chiều cao sẽ giúp cho các bậc phụ huynh một phần nào biết cách để giúp cho con mình đạt được chiều cao tốt nhất.