Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em

Hiện trạng trẻ em mắc bệnh béo phí ngày càng gia tặng một cách chóng mắt. Căn bệnh này không chỉ mang lại một ngoại hình xấu, mà còn là nhân tố dẫn đến nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu cho bé khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em

Bệnh béo phì ở trẻ em

Thừa cân và béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Béo phì là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Nó là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các bộ phận khác ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đánh giá béo phì sớm và đơn giản nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số cân nặng theo chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phí ở trẻ em, tuy nhiên hiện nay, người ta thường chia chúng thành 2 nhóm nguyên nhân chính : "Béo phì đơn thuần" và "Béo phì do nội tiết".

Béo phì đơn thuần

Đây là dạng béo phì do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích  tụ mỡ  trong cơ  thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và  vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì, có thể tìm thấy gen gây  béo (Leptin).

Béo phì do nội tiết

Khác với béo phì đơn thuần, béo phì dạng này thường do nội tiết : 
  • Do suy giáp trạng: béo toàn thân,  lùn , da khô và  thiểu năng trí tuệ.
  • Do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng:  Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và  hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón  và có tật về mắt
  • Do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen.

Các yếu tố chính gây nguy cơ béo phì ở trẻ em

Tiền sử gia đình

Là yếu tố nổi bật nguy cơ béo phì ở trẻ em. 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì. Cân nặng khi đẻ : nếu cân khi đẻ > 4 kg, trẻ sau này nuôi dưỡng trong môi trường tốt cũng dễ bị béo phì hơn những trẻ có cân nặng khi đẻ bình thường.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, gia đình có ít con tỷ lệ béo phì cao hơn.

Thực phẩm

  • Các thức ăn hàng ngày sử dụng nhiều dầu , mỡ dễ gây béo.
  • Các loại ăn nhanh (Snack) thường có năng lượng và mỡ cao, mặt khác loại thức ăn này có hương vị hấp dẫn nên dễ kích thích trẻ ăn nhiều hơn.


Thiểu năng trí tuệ

Ở những trẻ bị thiểu năng trí tuệ do bản năng tự kìm chế ăn kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Mặt khác ở những trẻ này khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa nên thường tìm đến ăn như là trò chơi tự tiêu khiển cho bản thân mình.

Ít hoạt động, vận động thể dục thể hình

Nếu trẻ lười hoạt động, hay xem vô tuyến lại thường ăn vặt hoặc uống nước ngọt 1 cách thụ động trẻ vô tình đã nạp thêm năng lượng. Thói quen kéo dài này sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.