Sự phát triển vận động của trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ. Sự phát triển này thường được bắt đầu ngay ở giai đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ thường phát triển vận động theo một “khuôn mẫu” hoặc theo một trình tự nhất định. Ở từng độ tuổi và cột mốc nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển như: biết tự ngồi, tự đứng và tự bước đi. 
Sự phát triển vận động của trẻ từ 3 - 6 tuổi được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: 
  • Giai đoạn 3 - 4 tuổi
  • Giai đoạn 4 - 5 tuổi
  • Giai đoạn 5 - 6 tuổi

Giai đoạn 3 - 4 tuổi

Vận động thô:

  • Bé đi tới, đi lui, đi ngang, cố sức đẩy kéo đồ chơi lớn. Bé chạy, dừng, rê qua vật chướng ngại vật.
  • Khi được hỏi, bé giữ thăng bằng trên một chân trong vòng vài giây và chạy với dáng vẻ duyên dáng hơn. Bé leo lên và đi xuống cầu thang bằng những bước luân phiên và mang đồ vật lên và xuống cầu thang.
  • Bé đi trên một đường hẹp trên sàn nhà, không giúp đỡ và đi trên các đầu ngón chân được 3 m và chạy kiễng chân, trọng lượng dồn về phía trước, giữ thăng bằng, 2 cánh tay.
  • Bé ném trái banh về phía mục tiêu, vặn người và bắt một quả bóng đường kính 15 cm bằng 2 cánh tay. Bé điều khiển tốt xe đạp và lái xe đạp ba bánh vòng qua những góc rộng.
  • Bé nhảy ngang, nhảy lui, nhảy qua một sợi dây để cao 4cm, 2 chân chụ và nhảy xuống từ một bậc thang dưới cùng hoặc từ một khối cao 20 cm, không cần giúp đỡ.

Vận động tinh:

  • Bé hoàn thành trò chơi xếp hình, bắt chước xây cầu, làm cho đồ chơi máy vận hành được và đặt 5 khối thứ tự theo hàng.
  • Bé vặn mở đóng nắp hộp, cắt giấy thành sợi dài và cắt theo đường kẻ thẳng. Bé bắt chước vẽ dấu cộng vẽ chữ V và những hình đơn giản.
  • Bé cầm kéo trong một tay và cắt được đường viền. Bé tạo một đường dài ngoằn nghèo bằng cách vò bột tạo hình trong hai bàn tay.
  • Bé tập hợp, phân loại được đồ vật và tranh. Bé phân loại vật tùy theo nhóm và xếp đôi những vật thông dụng theo chức năng.

Giai đoạn 4 - 5 tuổi

Vận động thô:

  • Bé ném và bắt được banh. Bé ném banh với lực mạnh hơn và ném banh qua vai hay dưới chân.
  • Bé có thể học những phương pháp bơi, nhảy lên cao hay nhảy ngang và lái xe đạp với bánh phụ.

Vận động tinh:

  • Bé định hình việc thuận tay phải hay trái. Bé cắt hình dạng dễ: hình tròn, hình vuông.
  • Bé cầm bút chì bởi ngón cái và ngón trỏ, đặt trọng tâm lên ngón giữa và tô màu không lem ra ngoài.

Giai đoạn 5 - 6 tuổi

Vận động thô:

  • Trẻ có thể đi thẳng một đường, bước xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau và bé chạy như người lớn. Trẻ biết cách tránh né các vật ném vào mình, biết chạy đuổi theo.
  • Trẻ nhảy dây cũng được thực hiện bằng cách đổi chân luân phiên, leo trèo một cách tự tin và thích thú với những đồ chơi và trò chơi chuyển động nhanh.
  • Có thể phối hợp một số các bộ phận khi vận động như vừa chạy vừa đá bóng hay nhảy dây và có khả năng chơi những trò chơi vận động, các bài tập thể dục, học võ thuật Muay Thái...liên tục trong vòng 30 phút.

Vận động tinh:

  • Bé phân biệt tay trái và phải. Bé gấp tờ giấy làm đôi bằng cách so các góc vào nhau.
  • Có thể dùng bút vẽ một số hình đơn giản, thích tô màu, xé dán, biết dùng kéo cắt một số hình đơn giản.
  • Bé có thể dùng hai tay đón bóng tương đối chính xác và có thể dùng các ngón tay để nặn các đồ vật nhỏ.
  • Bé có thể dùng bút vẽ một số hình đơn giản, thích tô màu, xé dán, biết dùng kéo cắt một số hình đơn giản. Bé cũng đã bắt đầu đi học và viết chữ.

Ở mỗi giai đoạn nhỏ, trẻ sẽ thể hiện những kỹ năng vận động khác nhau. Các bậc phụ huynh cần theo dõi và đánh giá để biết hướng cải thiện và hướng dẫn cho con. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể bắt kịp sự phát triển của vận động, vì một vài vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng. Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc (can thiệp sớm) càng tốt. Vì vậy, nếu cha mẹ lo lắng về bất kì mặt nào về sự phát triển của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ hay y tá nhi khoa để nhận được sự giúp đỡ.