Những yếu tố "không tưởng" ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Gen di truyền và dinh dưỡng được xem là hai yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, chiều cao của trẻ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa, một số yếu tố tưởng chừng như "không liên quan" cũng quyết định điều này. Dưới đây là những yếu tố “không tưởng” ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Tháng sinh ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Trường ĐH Ba Lan đã tiến hành điều tra và khảo sát 1.148 trẻ em về ngày sinh,chiều cao, cân nặng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tháng sinh, tình trạng thể chất và tinh thần trong tương lai của trẻ sơ sinh. Sau nhiều năm, điều tra cho thấy những em bé sinh ra trong tháng 10 đến tháng 4 thường cao hơn so với những em bé sinh tháng 5 đến tháng 9 từ 2-3 cm, trọng lượng cũng nặng hơn 2-3 kg.

Giáo sư Krenz giải thích: "Phát hiện này có liên quan tới việc hấp thụ vitamin D của người mẹ khi mang thai". Người mẹ mang thai vào tháng 11 đến tháng 2 (sinh con mùa hè) thường hấp thụ ít vitamin D hơn các bà mẹ mang thai mùa hè (sinh con mùa đông). Chính sự hấp thụ vitamin D khác nhau này đã ảnh hưởng đến sự khác biệt của các tế bào phôi thai, khiến chiều cao trẻ sơ sinh khi mới chào đời có sự khác biệt.

Cha mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng chiều cao chậm

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên của Bệnh viện Zhongda, thuộc trường Đại học Đông Nam, Trung Quốc. Trẻ lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến trẻ phát triển chiều cao kém hơn so với trẻ đồng lứa. Những gia đình thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.

Trẻ ngủ sớm sẽ cao hơn trẻ ngủ muộn

Lúc ngủ, hormone làm tăng chiều cao của con người hoạt động mạnh mẽ nhất, và trẻ lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn trong khoảng thời gian này. Các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi trẻ đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày.

Để đảm bảo con phát triển chiều cao tốt, mẹ cần lưu ý thiết lập thói quen ngủ sớm cho con. Trẻ sơ sinh cần ngủ ít nhất 20 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 2-6 tháng tuổi cần 15-18 giờ ngủ, từ 6-18 tháng cần 13-15 giờ ngủ và trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ trong vòng 12-13 tiếng.

Trẻ hay tiêu chảy sẽ dễ thấp lùn

Nếu mẹ để bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay giun sán.. trong một thời gian dài cũng sẽ khiến con không phát triển chiều cao như ý. Theo kết quả khảo sát trên 119 trẻ em trong 2 năm đầu đời, nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh. Tương tự, trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp hơn 4,6cm. Mức độ ảnh hưởng càng lớn hơn ở những trẻ gặp cả hai vấn đề này.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Năng lượng để phát triển chiều cao sẽ bị dùng vào việc chống lại dịch bệnh, gây “hạn chế” chiều cao”. Điều đáng nói là ngay cả khi được bổ sung dưỡng chất, tốc độ tăng trưởng cũng không thể phục hồi hoàn toàn.

Do vậy, giải pháp tốt nhất trong tình huống này là mẹ cần giữ gìn về sinh sạch sẽ cho bé, đảm bảo an toàn thực phẩm và không đổi quá nhiều loại sữa đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức.

Trẻ dậy thì sớm thường lùn hơn bé dậy thì muộn

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh.

Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Trẻ thừa cân, béo phì thường thấp hơn bé có cân nặng đúng tiêu chuẩn

Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè.

Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này. Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Chiều cao của trẻ khi lớn sẽ bằng chiều cao lúc 2 tuổi nhân 2

Chiều cao của một đứa trẻ khi 2 tuổi có thể giúp dự đoán chiều cao sau này của bé. Nhân đôi chiều cao này ta sẽ ra chiều cao của con khi bé trưởng thành. Đối với bé trai, con số này có thể cao hơn một chút và với bé gái sẽ thấp hơn một chút.
Lý giải cho thông tin thú vị này là bởi hầu hết trẻ em 2 tuổi đã đạt mức tăng trưởng bằng một nửa so với khi lớn theo biểu đồ tăng trưởng chung. Sau 2 tuổi, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 2cm mỗi năm cho đến tuổi dậy thì. Trong tuổi dậy thì các bé sẽ phát triển mạnh mẽ và thường hết năm lớp 9,10 sẽ kết thúc tăng trưởng chiều cao.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó khi bé lớn, mẹ cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo con được phát triển đúng và đủ.